Tờ báo này bình luận, cho đến thời điểm hiện tại, Nga vẫn từ chối ký kết thoả thuận với Pakistan vì cho rằng đồng minh truyền thống của họ, Ấn Độ, sẽ là một mục tiêu của hệ thống vệ tinh nhạy cảm trên.
Cựu thủ tướng Pakistan, Nawaz Sharif, từng ký một thoả thuận phóng vệ tinh loại nhỏ trị giá 800 triệu USD với Nga, được dùng vào mục đích dự báo thời tiết, đo vẽ bản đồ cũng như củng cố hệ thống viễn thông. Tuy thế, do còn có nhiều cản trở về mặt kỹ thuật, việc Pakistan gia nhập câu lạc bộ các nước có ngành công nghiệp vũ trụ phát triển vẫn bị đình trệ.
“Tiềm lực quân sự của Pakistan cũng mạnh”
Pakistan từng tuyên bố như vậy. Họ cho rằng không lực của họ (PAF) mạnh hơn nhiều so với 5 năm trước đây sau khi mua một loạt vũ khí hiện đại từ nhiều quốc gia trên thế giới. Theo Mushaf Ali Mir, Chỉ huy trưởng Không lực Pakistan, quân đội đã phát triển được khả năng chiến đấu cao. Ông Mir nói: “Chúng tôi đang tiếp tục triển khai hệ thống radar kỹ thuật cao Dopplar do Italia sản xuất, nhằm tăng cường tính chiến đấu và khả năng phát hiện các nguồn thông tin khác nhau. Chỉ một hay hai năm nữa chương trình hiện đại hoá của PAF sẽ hoàn thành”.
Bá Thuỳ (theo PTI)