Tưởng niệm nạn nhân của Khmer Đỏ. |
Quyết định của Quốc vương là bước mở đường để luật này được thực thi. Tuy nhiên, nhiều quan chức của LHQ tỏ vẻ không hài lòng. Họ lên tiếng chỉ trích hệ thống tư pháp yếu kém, bị ảnh hưởng chính trị nặng nề của Campuchia. Đáp lại, hôm 8/8, trưởng đoàn đàm phán của Campuchia về vấn đề này, Sok An, cho biết, sẽ không có thêm một sửa đổi nào trong luật nói trên.
Thủ tướng Hunsen cũng khẳng định quyết tâm, ngay cả khi LHQ không tán thành luật xét xử Khmer Đỏ, Campuchia vẫn sẽ truy tố các tội phạm chiến tranh chống lại nhân loại và diệt chủng. Ông cũng thừa nhận, nếu phiên toà không đảm bảo công bằng, đất nước sẽ rơi vào tình trạng bất ổn, thậm chí có thể dẫn tới nội chiến.
Khmer Đỏ phải chịu trách nhiệm về cái chết của khoảng 1,7 triệu người trong thời kỳ cầm quyền từ 1975 đến 1979. Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các thủ lĩnh Khmer đều được tại ngoại.
Mai Chi (theo Reuters)
Theo dòng sự kiện:Cựu quản giáo nhà tù S-21 của Khmer mong sớm hầu toà (8/8)Xét xử Khmer Đỏ – niềm mong ước, vấn đề gây chia rẽ Campuchia (7/8)Ông Hun Sen không nhượng bộ LHQ về việc xét xử Khmer Đỏ (31/7)Thượng viện Campuchia thông qua Luật Xét xử Khmer Đỏ (23/7)Quốc vương Sihanouk sẽ đứng ngoài vụ xét xử Khmer Đỏ (13/7)QH Campuchia thông qua luật xét xử Khmer Đỏ (11/7)Khmer Đỏ sẽ hầu toà cuối năm nay (23/6)Campuchia thông qua Luật Xét xử Khmer Đỏ? (20/6)