Qatar có thể lập quan hệ ngoại giao với Israel

Ariel Sharon phát biểu tại hội nghị.
Ariel Sharon phát biểu tại hội nghị.

Cuộc gặp, diễn ra bên lề hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp Quốc, được miêu tả là bước đi đầu tiên đề dàn xếp cuộc họp thượng đỉnh giữa hai nước.
Đây là thành tựu ngoại giao mới nhất của Israel kể từ khi nước này chấm dứt 38 năm chiếm đóng Dải Gaza. Chỉ trong vòng hai tuần, Qatar, Pakistan và Indonesia đã có những cuộc gặp cấp cao công khai với Israel – một sự kiện hiếm hoi đối với các nước Hồi giáo. Tổng thống Pakistan Pervez Musharraf còn bắt tay và nói đùa với Thủ tướng Ariel Sharon, trước mặt các đại biểu đến dự cuộc họp thượng đỉnh thế giới.
Ngoại trưởng Qatar Sheikh Hamad bin Jasssim bin Jabor Al Thani tuyên bố có thể sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Israel trước khi có một nhà nước Palestine độc lập: “Việc này có thể xảy ra. Nhưng chúng tôi cần thấy một lịch trình để biết chúng ta sẽ bắt đầu và kết thúc tiến trình hoà bình như thế nào”.
Còn Ngoại trưởng Israel Silvan Shalom thì tỏ ra hài lòng là những cuộc gặp từng có thời bí mật với các nhà lãnh đạo Ảrập giờ đây đã được diễn ra công khai: “Chả có lý do gì để tiếp tục trong bí mật”. Israel hiện chỉ có quan hệ ngoại giao đầy đủ với 4 quốc gia Hồi giáo là Jordan, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Mauritania.
Các quốc gia như Qatar đang khuyến khích những nỗ lực hoà bình để tìm lối thoát cho xung đột Palestine và giảm ảnh hưởng của các chiến binh Hồi giáo, vốn dùng vấn đề Palestine và cuộc chiến ở Iraq để khuấy động bất ổn trên thế giới. Họ cho rằng quốc gia Israel không thể biến mất và vì vậy tham gia vào tiến trình hoà bình Trung Đông là phục vụ lới ích lớn nhất của các quốc gia Hồi giáo. Nhưng các nước này vẫn muốn Israel phải trả tất cả các vùng lãnh thổ mà quân đôi Do Thái chiếm được trong cuộc chiến Trung Đông năm 1967, chứ không chỉ riêng Gaza.
Sharon phát biểu hôm qua rằng Israel công nhận quyền của Palestine được có một nhà nước độc lập. Nhưng ông tuyên bố bóng bây giờ đang ở bên sân của Palestine: “Đến lúc Palestine phải chứng tỏ mong muốn hoà bình của mình. Thử thách quan trọng nhất mà các nhà lãnh đạo Palestine phải đối mặt là chấm dứt nạn khủng bố và cơ sở hạ tầng của nó, phá bỏ cơ chế của các băng nhóm vũ trang, xoá bỏ sự kích động và tuyên truyền thù địch với Israel và người Do Thái”.
Các đại biểu Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vỗ tay một cách lịch sự, còn riêng Ngoại trưởng Palestine Nasser Al-Kidwa thì chỉ ngồi khoanh tay trước ngực.
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas hôm qua cho biết tình hình trên biên giới giữa Dải Gaza và Ai Cập đã được kiểm soát sau mấy ngày hỗn loạn vừa qua. Một nhóm các nhà lập pháp Palesstine đòi bỏ phiếu bất nhiệm Thủ tuớng Ahmed Korei, vì cho rằng chính phủ ông phải chịu trách nhiệm về tình trạng rối loạn ở Dải Gaza và khu Bờ Tây.
M.C. (theo AP, BBC)

Close [X]
1gom
1gom