Lưu ý khi dùng thuốc gây ngủ

05090601-1351768899_500x0.jpgThuốc gây ngủ là thuốc hoặc một chất có khả năng gây ngủ được cho người. Thường thì không có một hiện tượng đặc hiệu về tính chất gây ngủ, vì với một số chất (như barbiturique chẳng hạn) nếu dùng với liều tăng dần thì người ta có thể nhận thấy tuần tự các tác dụng: cảm giác êm dịu, có giấc ngủ ít nhiều gần như giấc ngủ sinh lý; có thể có tình trạng tê mê, rồi hôn mê, suy giảm hô hấp nặng dần và thậm chí có xảy ra tử vong.
Ở các nước phát triển như Pháp, Mỹ, các thuốc gây ngủ được dùng khá phổ biến. Theo tài liệu của Pháp, có đến 15% số đơn thuốc có sử dụng loại thuốc này. Ở nước ta tuy vẫn chưa có một số liệu cụ thể nào nhưng thực tế, số người sử dụng thuốc gây ngủ khá nhiều. Có khuynh hướng lạm dụng thuốc này ở cả thầy thuốc cũng như người bệnh.
Một số lưu ý:
Ở phụ nữ có thai, không khẳng định được là thuốc gây ngủ không có tai biến gây quái thai mặc dù tai biến này chỉ có tỷ lệ rất thấp. Ở trẻ em, người già và những người bị suy hô hấp, một giấc ngủ rất sâu sẽ làm tăng thêm tình trạng không thở được và dễ bị chứng tăng carbon dyoxit huyết.
Người bị chứng nhược cơ (myasthenia) không được dùng thuốc gây ngủ loại benzodiazepin.
Sử dụng thuốc gây ngủ thời gian dài sẽ có ảnh hưởng tới khả năng tinh tế, ứng xử nghề nghiệp, vì vậy dễ gây tai nạn trong lao động nghề nghiệp.
Nói chung, đối với thuốc gây ngủ, phải hết sức cẩn thận. Khi mất ngủ, phải khám bệnh để biết nguyên nhân. Thuốc gây ngủ chỉ có tác dụng chữa triệu chứng. Việc dùng thuốc dễ dãi kéo dài dễ gây quen thuốc rồi bị nghiện thuốc, rất có hại.
Nếu cần sử dụng thuốc gây ngủ thì nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc, không nên dùng các loại barbiturique mà chỉ nên chọn các thuốc an thần có tác dụng gây ngủ nhẹ, ít độc. Nên quan tâm thời gian sử dụng; có thứ chỉ được dùng 2 tuần, có thứ được dùng dài hơn.
GS Lê Sĩ Liêm, Sức Khỏe & Đời Sống

Close [X]
1gom
1gom