Thiết bị thoát hiểm cá nhân dành cho nhà cao tầng

d
Mô hình cấu tạo bên trong của thiết bị.

Ông Hoàng Linh, Giám đốc công ty, tác giả của sản phẩm, cho biết ý tưởng về một thiết bị thoát hiểm cá nhân đã ra đời sau khi ông tận mắt chứng kiến vụ cháy thảm khốc tại Trung tâm thương mại quốc tế ITC tại TP HCM năm 2002. Thiết bị hoạt động trên nguyên lý rơi của con nhện, chịu lực, chủ động chọn điểm rơi và kiểm soát được tốc độ rơi. Sản phẩm đã được bảo trợ kỹ thuật và chế tạo thử thành công tại Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật cơ khí chính xác thuộc ĐHBK Hà Nội.

Thông số kỹ thuật
• Chiều cao thoát hiểm: 55m.• Trọng lượng cá nhân thoát hiểm: 30-150 kg.• Tốc độ rơi tự do (50kg): 20m/ph.• 01 hệ thống khống chế tốc độ rơi ban đầu.• 02 hệ thống phanh điều chỉnh tốc độ rơi: phanh tang trống và phanh đĩa mặt đầu. • Kích thước (dài x rộng x cao): 290x200x80mm.• Trọng lượng: 6Kg

Thạc sĩ Nguyễn Chí Quang, Giám đốc Trung tâm, cho biết thiết bị có hình dáng giống một chiếc balô. Để sử dụng, người dùng đeo thiết bị lên người bằng 2 dây đai khoác qua vai và cài các khoá an toàn. Gặp trường hợp khẩn cấp cần thoát ra ngoài từ trên cao, móc khoá cáp trên nắp balô vào một vật cố định trong phòng như song sắt cửa sổ, hệ thống ròng rọc trong balô sẽ đưa người theo dây cáp đi xuống mặt đất. Hệ thống có 2 tay phanh để điều chỉnh tốc độ hoặc cho dừng hẳn. 3 khoá an toàn quanh vai, bụng và háng sẽ giúp cố định tư thế trong khi đi xuống. Thiết bị có thể chịu tải trọng tối đa là 150 kg, nên có thể dành cho một người lớn và một trẻ em.
Ông Quang cho biết vì sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến tính mạng con người nên phải đạt mục tiêu đề phòng tối đa trong điều kiện xấu nhất. Sắp tới nhóm sẽ tiếp tục cải thiện để sản phẩm được gọn nhẹ và an toàn hơn. Tay phanh sẽ được thay bằng cần kéo để đảm bảo sự thuận tiện khi sử dụng. Cũng theo ý kiến của một số chuyên gia, sản phẩm nên có túi khí trước ngực để tránh va đập trong quá trình đi xuống.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng đang tìm hiểu để chế tạo thiết bị thoát hiểm dành cho cả gia đình, nhằm tiết kiệm chi phí cho người tiêu dùng và phòng trường hợp các bậc phụ huynh không yên tâm để con trẻ thoát hiểm một mình. Tuy nhiên, khi đó các toà nhà cao tầng phải có kết cấu chịu lực đủ mạnh để kéo giữ thiết bị.
Sản phẩm hiện được sản xuất hàng loạt tại một nhà máy thuộc bộ Quốc phòng và sẽ nhanh chóng có mặt trên thị trường. Blue Spider đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam ngày 22/7/2004.
Anh Thi

Close [X]
1gom
1gom